Tái sử dụng nước thải trong nông nghiệp

Tái sử dụng nước thải trong nông nghiệp là việc cần làm ngay. Tuy nhiên, việc tái sử dụng nước thải trong nông nghiệp chỉ được áp dụng khi đã có một công trình xử lý nước thải hoàn chỉnh. Vậy những nguy hiểm nào có liên quan đến nguồn nước thải đã qua xử lý, nước xử lý một phần hay chưa xử lý?

Tái sử dụng nguồn nước thải trong nông nghiệp
Tái sử dụng nguồn nước thải trong nông nghiệp

Điều kiện cần thiết trước khi tái sử dụng nước thải an toàn

Không thể phủ nhận lợi ích kinh tế trong việc tái sử dụng nước thải trong nông nghiệp. Tưới cây bằng nước thải tái chế làm tăng nguồn cung cấp nước sẵn có hoặc nguồn nước thay thế chất lượng hơn. Ngoài những lợi ích kinh tế như tạo nguồn phân bón hữu ích thì nước thải cung cấp phần lớn chất dinh dưỡng như nito, photpho, kali trong sản xuất nông nghiệp.

Ngoài ra vi chất dinh dưỡng và chất hữu cơ còn cung cấp nhiều lợi ích bổ sung khác.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, hạn chế lớn nhất đối với việc tái sử dụng nước thải là sức khỏe cộng đồng. Vì nước thải chứa nhiều mầm bệnh có thể lây lan dịch bệnh nếu không được xử lý đúng cách. Điều này đòi hỏi, các đơn vị nếu muốn tái sử dụng nước thải có hiệu quả phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn có khả năng loại bỏ hết mầm bệnh nguy hiểm.

Ở hầu hết các nước đang phát triển, dự án sử dụng nước thải trực tiếp tập trung nhiều tại các khu vực đô thị lớn. Với cách dùng gián tiếp này gây ra nhiều rủi ro về sức khỏe. Thế nhưng việc này có thể mở rộng nhanh chóng trong tương lai do sự gia tăng dân số đô thị.

Mầm bệnh trong nước thải bắt nguồn từ đâu?

Thời gian tồn tại của vi khuẩn, mầm bệnh sẽ thay đổi theo từng mức độ xử lý nước thải trước khi xả vào các nguồn tiếp nhận. Các quy trình xử lý khác nhau sẽ loại bỏ mầm bệnh theo từng mức độ tương ứng. Điều quan trọng là các hệ thống liệu có tạo ra quy trình xử lý cao làm tăng tỷ lệ chết của sinh vật hay mức độ xử lý ít ảnh hưởng đến mầm bệnh hay chỉ đơn giản cho phép thời gian xử lý độc lập.

Yếu tố quan trọng cần xem xét đó chính là nhà máy xlnt chỉ được thiết kế giảm ô nhiễm hữu cơ của sông, hồ, nước sinh hoạt và hiếm khi có khả năng cao để loại bỏ nguy cơ từ các VSV gây bệnh.

Trong nhiều trường hợp nước thải chưa được xử lý, mức độ VSV gây bệnh có thể cao hơn vì nước thải thô, nước thải đô thị được hòa trộn với các nguồn cung cấp nước khác. Các VSV gây bệnh dễ gây ô nhiễm môi trường đất và cây trồng, tùy thuộc vào cách sử dụng nước tưới.

Vì điều quan trọng là dù sử dụng nước đã qua xử lý, nước xử lý một phần hay chưa xử lý thì các VSV gây bệnh vẫn phải được giảm thiểu hoặc loại bỏ hoàn toàn khả năng lây truyền bệnh tật.

Các yêu cầu về nguồn nước tái sử dụng cho nông nghiệp

Mặc dù nước tái sử dụng đạt đến tiêu chuẩn nhất định nhưng cũng cần xác định mức độ lây truyền bệnh tật trong nước thải sử dụng để tưới tiêu. Các mầm bệnh có thể tồn tại lâu trong đất hoặc cây trồng. Vì thế mà cây trồng và đồng ruộng có mối liên hệ mật thiết với mầm bệnh trong nước thải với khả năng lây nhiễm cao.

Việc lựa chọn cây trồng cho các khu vực sử dụng nước thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cây trồng phải phù hợp với điều kiện nông học của từng vùng. Những yếu tố này bao gồm khí hậu, đất, nước và cách kiểm soát dịch hại. Và một yếu tố quan trọng khác đối với khu vực sử dụng nước thải là chất lượng nước. Trong đó, chất lượng vi sinh sẽ tác động đến đất, sự phát triển của cây trồng và nhất là ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Nguồn nước tái sử dụng cho cây trồng với mức rủi ro thấp

– Cây trồng không dùng cho người.

– Cây trồng được chế biến bằng nhiệt hoặc sấy khô (ngũ cốc, hạt có dầu,…).

– Rau và quả được trồng riêng để đóng hộp hoặc chế biến có tác dụng tiêu diệt mầm bệnh.

– Cây trồng cung cấp thức ăn gia súc và chăn nuôi được phơi nắng và thu hoạch trước khi động vật tiêu thụ.

– Tưới cảnh quan trong các khu vực như công viên, vườn ươm, rừng,…

Nguồn nước tái sử dụng cho cây trồng với mức rủi ro cao

– Đồng cỏ, cây trồng làm thức ăn cho gia súc.

– Các loại cây trồng không tiếp xúc với nước thải và không được sử dụng phương pháp tưới phun.

– Cây trồng làm thức ăn cho người thường chỉ ăn sau khi nấu.

– Cây trồng làm thức ăn trực tiếp cho người như chuối, cam quyết, lạc,…

> Tham khảo thêm: 3 công nghệ xử lý nước thải có chi phí đầu tư thấp

Nếu Quý KH cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải chất lượng và đầy đủ nhất thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ETH

Trụ sở: LK512, Ngõ 36, Lê Trọng Tấn, P. La Khê, Quận Hà Đông, Hà Nội

VPGD: Số 25 Phố Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0899.812.999 – Email: moitruongeth@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/moitruongeth

Link bài viết về Tái sử dụng nước thải: https://moitruongeth.com/tai-su-dung-nguon-nuoc-thai-trong-nong-nghiep/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0966 281 336
Chat hỗ trợ
Chat ngay