Lập kế hoạch Bảo vệ Môi trường – Thủ tục nhanh gọn

Căn cứ vào luật bảo vệ môi trường 2014, Nghị định 18/2015/NĐ-CP trong đó có sự thay đổi về tên gọi của hồ sơ môi trường cam kết bảo vệ môi trường thành kế hoạch bảo vệ môi trường.Từ khi có sự thay đổi này thì chúng tôi đã nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến hồ sơ môi trường mới này. ETH sẽ trả lời tất cả các vấn đề có liên quan trong bài viết sau đây.

KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ? VÌ SAO PHẢI LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG?

Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì?

– Kế hoạch bảo vệ môi trường: theo luật bảo vệ môi trường 2014,  của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, kế hoạch môi trường là tên gọi mới nhằm thay thế cho cam kết bảo vệ môi trường (theo Luật môi trường 2005), được áp dụng kể từ ngày 01/01/2015 này.

– Đây là hồ sơ pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa doanh nghiệp đối với cơ quan môi trường và là một quá trình phân tích, đánh giá và dự báo các ảnh hưởng đến môi trường của dự án trong giai đoạn thực hiện và hoạt động. Từ đó doanh nghiệp có thể đề xuất được các giải pháp thích hợp để bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn hoạt động cũng như thi công các công trình.

– Hồ sơ môi trường này chỉ lập 1 lần trước khi tiến hành triển khai dự án.

Tại sao phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường?

– Lập kế hoạch bảo vệ môi trường để đáp ứng được những vấn đề sau:

+ Thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường

+ Đánh giá, dự báo trước các tác động của dự án đến môi trường, từ đó có các biện pháp nhằm hạn chế – xử lý các tác động xấu đến môi trường, thực hiện công tác bảo vệ môi trường

+ Hợp thức hóa quá trình hoạt động của doanh nghiệp

CĂN CỨ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

– Luật bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ban hành ngày 23/06/2014, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015;

– Nghị định 18/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/02/2015 Nghị định của chính phủ quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;

– Thông tư 27/2015/TT-BTNMT ban hành ngày 29/05/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

CÁC TRƯỜNG HỢP PHẢI LẬP KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đối tượng phải lập kế hoạch BVMT:

– Tại  Điều 29 – Mục 4 –Chương II -Luật BVMT2014 quy định đối tượng phải lập KHBVMT bao gồm:

+ Dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường.

+ Phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.

– Tại điều 18, chương V của NĐ 18/2015/NĐ-CP quy định cụ thể:

Đối tượng phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường quy định như sau:

a) Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định này.

b) Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều này, đồng thời không thuộc Phụ lục II Nghị định này.

Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều này phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định này.

Trường hợp dự án, phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ hai (02) tỉnh trở lên, việc đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện tại một trong các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở.

Đối tượng quy định tại Phụ lục IV Nghị định này không phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.

Phụ lục 5.1 Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT: Danh mục các dự án thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của Sở tài nguyên và môi trường.

Thời điểm đăng ký Kế hoạch BVMT

– Điều 31, mục 4 – chương II – Luật BVMT 2014: Chủ dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy định tại Điều 29 của Luật này phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường gửi cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 32 của Luật này xem xét, xác nhận trước khi triển khai dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Trách nhiệm của DN sau khi Kế hoạch BVMT được xác nhận

–  Được quy định tại Điều 33 Mục 4 – Chương II của Luật BVMT 2014:

Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.

Trường hợp xảy ra sự cố môi trường phải dừng hoạt động, thực hiện biện pháp khắc phục và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi thực hiện dự án hoặc cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan có liên quan.

Hợp tác và cung cấp mọi thông tin có liên quan cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường kiểm tra, thanh tra.

Lập và đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi địa điểm

b) Không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận.

Trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thay đổi tính chất hoặc quy mô đến mức thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt.

– Khoản 3,4 Điều 19 – Chương V của Nghị định số 18/2015/NĐ-CP:

Đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này chỉ được triển khai thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường.

Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở và cơ quan nhà nước sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận quy định tại các Điều 33 và Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường.

– Khoản 1,3 Điều 35 Chương VI của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT:

Trách nhiệm của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ quan nhà nước sau khi kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận quy định tại Khoản 4 Điều 19 Nghị định số 18/2015/NĐ – CP.

Trường hợp có thay đổi chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thì chủ dự án, chủ cơ sở mới có trách nhiệm tiếp tục thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận đăng ký.

Trường hợp không phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường (phụ lục IV – Nghị định 18/2015/NĐ-CP)

–  Danh mục 12 đối tượng không phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường:

Đào tạo nguồn nhân lực; các hoạt động tư vấn; chuyển giao công nghệ; dạy nghề, đào tạo kỹ thuật, kỹ năng quản lý; cung cấp thông tin; tiếp thị, xúc tiến đầu tư và thương mại.

Sản xuất, trình chiếu và phát hành chương trình truyền hình, sản xuất phim điện ảnh, phim video và chương trình truyền hình; hoạt động truyền hình; hoạt động ghi âm và xuất bản âm nhạc.

Dịch vụ thương mại, buôn bán lưu động, không có địa điểm cố định.

Dịch vụ thương mại, buôn bán các sản phẩm, hàng hóa tiêu dùng, đồ gia dụng.

Dịch vụ ăn uống có quy mô diện tích nhà hàng phục vụ dưới 200 m2.

Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng đồ gia dụng quy mô cá nhân, hộ gia đình.

Dịch vụ photocopy, truy cập internet, trò chơi điện tử.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm, động vật hoang dã với quy mô chuồng trại nhỏ hơn 50m2; nuôi trồng thủy hải sản trên quy mô diện tích nhỏ hơn 5.000m2 mặt nước.

Canh tác trên đất nông nghiệp, lâm nghiệp quy mô cá nhân, hộ gia đình.

Trồng khảo nghiệm các loài thực vật quy mô dưới 1 ha.

Xây dựng nhà ở cá nhân, hộ gia đình.

Xây dựng văn phòng làm việc, nhà nghỉ, khách sạn, lưu trú du lịch quy mô nhỏ hơn 500m2 sàn.

– Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP phải đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định 18/2015/NĐ-CP.

– Các chủ dự án, đầu tư nằm trong danh sách đã lập đánh giá tác động môi trường hoặc đã phê duyệt báo cáo hoàn thành ĐTM không nằm trong mục này.

Trường hợp đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường

Khoản 4,5 Điều 33 Mục 4 – Chương II của Luật BVMT 2014 nêu rõ:

– Lập và đăng ký lại kế hoạch bảo vệ môi trường cho dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong các trường hợp sau:

a) Thay đổi địa điểm

b) Không triển khai thực hiện trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày kế hoạch bảo vệ môi trường được xác nhận.

– Trường hợp dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thay đổi tính chất hoặc quy mô đến mức thuộc đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường thì chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và gửi cho cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt

Lưu ý: Nếu doanh nghiệp đã đi vào hoạt động trước ngày 1/4/2015 mà chưa lập kế hoạch bảo vệ môi trường thì phải tiến hành lập bổ sung đề án bảo vệ môi trường đơn giản để tránh vi phạm pháp luật.

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Hồ sơ đăng ký Kế hoạch BVMT:

Được quy định chi tiết tại điều 33 chương VI của Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT:

– Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký của Sở Tài nguyên và Môi trường gồm:

– Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường với trang bìa và yêu cầu về nội dung thực hiện theo mẫu tương ứng quy định tại các Phụ lục 5.4 và 5.5 Thông tư này.

– Một (01) báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Hồ sơ đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận đăng ký của Ủy ban nhân dân cấp huyện gồm:

– Ba (03) bản kế hoạch bảo vệ môi trường với yêu cầu về cấu trúc và nội dung theo mẫu quy định tại Phụ lục 5.6 Thông tư này.

– Một (01) báo cáo đầu tư hoặc phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của chủ dự án.

– Trường hợp đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan được ủy quyền, hồ sơ được thực hiện theo quy định tương ứng với hồ sơ đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền

Phụ lục 5.1 quy định danh mục các dự án thuộc thẩm quyền xác nhận Đăng ký KHBVMT của Sở Tài Nguyên và Môi trường

QUY TRÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

– Đánh giá hiện trạng môi trường khu vực xung quanh như: khảo sát thu thập số liệu về quy mô dự án, khảo sát điều kiện tự nhiên – kinh tế – xã hội liên quan đến dự án.

– Xác định nguồn gây ô nhiễm của dự án như: khí thải, chất thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các loại phát sinh trong quá trình hoạt động của dự án.

– Đánh giá mức độ tác động ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm đến các yếu tố tài nguyên môi trường.

– Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.

– Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của dự án. Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.

– Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt Dự án.

– Thẩm định và quyết định phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường.

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN XÁC NHẬN KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

– Kiểm tra việc tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường theo kế hoạch bảo vệ môi trường đã được xác nhận.

– Tiếp nhận và xử lý kiến nghị về bảo vệ môi trường của chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức, cá nhân liên quan đến dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

– Phối hợp với chủ đầu tư dự án, chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan xử lý sự cố môi trường xảy ra trong quá trình thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

Trên đây là kế hoạch bảo vệ môi trường mà ETH cung cấp. Nếu bạn còn băn khoăn vấn đề nào đó về giấy phép xả thải, hay cần hỗ trợ cung cấp về giấy phép xả thải hay những thủ tục pháp lý môi trường, xử lý khí thảixử lý nước thải uy tín, chuyên nghiệp cho doanh nghiệp của mình, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn Miễn Phí và hỗ trợ trực tiếp nhé!


CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ETH 

Địa chỉ VPGD: số 25, Phố Nghĩa Đô, Phường Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Tp. Hà Nội.

Hotline: 0966.281.336 – 0899.812.999

Website: moitruongeth.com

Email: moitruongeth@gmail.com

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0966 281 336
Chat hỗ trợ
Chat ngay