Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là quá trình phân tích, đánh giá, ảnh hưởng nước thải đến môi trường nước (ở đây chính là nguồn tiếp nhận). Từ đó, có thể đề ra các phương pháp quản lý, giải pháp công nghệ nhằm đảm bảo nước thải trước khi xả vào nguồn tiếp nhận phải đạt quy chuẩn của bộ Tài nguyên Môi trường.
ĐỐI TƯỢNG CẦN XIN GIẤY PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
Các đối tượng cần xin phép xả nước thải vào nguồn nước Không thuộc khoản 3, điều 16, Nghị định 201/2013/NĐ-CP
– Cơ sở SXKD, dịch vụ xả nước thải với quy mô từ 5 m3/ngày đêm trở lên.
– Đối với Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ xả nước thải với quy mô dưới 5 m3/ngày đêm nhưng phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực sau đây:
Dệt nhuộm; may mặc có công đoạn nhuộm, in hoa; giặt là có công đoạn giặt tẩy;
Luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; sản xuất linh kiện điện tử;
Xử lý, tái chế chất thải công nghiệp; thuộc da, tái chế da;
Chế biến khoáng sản có sử dụng hóa chất; lọc hóa dầu, chế biến sản phẩm dầu mỏ;
Sản xuất giấy và bột giấy; nhựa, cao su, chất tẩy rửa, phụ gia, phân bón, hóa chất, dược phẩm, đông dược, hóa mỹ phẩm, thuốc bảo vệ thực vật; pin, ắc quy; mây tre đan, chế biến gỗ có ngâm tẩm hóa chất; chế biến tinh bột sắn, bột ngọt;
Khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế;
– Thời hạn của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước không quá 10 năm, nếu xin gia hạn thêm thì thời gian gia hạn không quá 5 năm. Tại thời điểm xin gia hạn, giấy phép xả thải vào nguồn tiếp nhận cũ phải còn hiệu lực ít nhất 3 tháng.
CÁC CĂN CỨ PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH VIỆC XIN GIẤY PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
– Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 có hiệu lực từ 01/01/2013.
– Nghị định 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Tài nguyên nước.
– Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ Quy định việc cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
– Nghị định số 142/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt quy định hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản có hiệu lực 15/12/2013.
Điều kiện gia hạn giấy phép
– Điều 22 Nghị định 201/2013/NĐ-CP quy định rõ Giấy phép vẫn còn hiệu lực và hồ sơ đề nghị gia hạn đượcnộp trước khi giấy phép hết hiệu lực ít nhất 90 ngày.
– Đã hoàn thành những cam kết, nghĩa vụ lien quan đến giấy phép cũ và không có tranh chấp
– Thời điểm đề nghị gia hạn phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, khả năng đáp ứng của nguồn nước.
Điều kiện điều chỉnh giấy phép: Khoản 3, Điều 23 Nghị định 201/2013/NĐ-CP nêu rõ Nguồn nước không còn khả năng tiếp nhận nước thải
– Nhu cầu xả thải tăng mà chưa có biện pháp xử lý, khắc phục
– Xảy ra các tình huống khẩn cấp cần phải hạn chế việc xả nước thải
– Do chuyển đổi chức năng nguồn nước
– Chủ giấy phép đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép khác với các nội dung không được điều chỉnh quy định bên dưới.
Yêu cầu giấy phép không được điều chỉnh
Điểm c,d khoản 4 Điều 23 Nghị định 201/2013/NĐ-CP.
– Lượng nước xả thải vượt quá 25% quy định trong giấy phép được cấp.
– Không được điều chỉnh thông số, nồng độ chất ô nhiễm, quy chuẩn áp dụng quy định trong GPXT trừ trường hợp cơ quan quản lý yêu cầu hoặc chủ giấy phép yêu cầu mức quy chuẩn cao hơn.
– Trường hợp xin điều chỉnh nội dung phải lập hồ sơ xin cấp mới.
– Giấy phép được cấp lại trong trường hợp thay đổi tên chủ giấy phép nhưng nội dung không thay đổi, giấy phép bị mất, rách nát, hư hỏng.
QUY TRÌNH LẬP GIẤY PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
– Khảo sát thực địa về công trình, thu thập dữ liệu cần thiết cho việc lập đề án/báo cáo.
– Tiến hành đo đạc, lấy mẫu, xác vị trí các điểm (trước và sau hệ thống xử lý nước thải, nước mặt xả vào sông, vào suối của nguồn thải).
– Phân tích, đánh giá, nghiên cứu tính chất nguồn nước tại cơ sở.
– Mô tả hệ thống công trình xử lý xả nước thải vào nguồn nước.
– Phân tích, đánh giá tác động của hiện trạng xả nước và đề xuất các phương pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm nguồn tiếp nhận do xả nước thải.
– Lập các sơ đồ khảo sát, lấy mẫu.
– Tổng hợp số liệu, hoàn thành báo cáo, đề án.
– Nộp báo cáo/đề án cho cơ quan nhà nước theo quy định.
HỒ SƠ CẦN THIẾT ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
– Đơn đề nghị cấp giấy phép;
– Đề án xả nước thải vào nguồn nước kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp chưa xả nước thải; báo cáo hiện trạng xả nước thải kèm theo quy trình vận hành hệ thống xử lý nước thải đối với trường hợp đang xả nước thải vào nguồn nước;
– Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước tiếp nhận tại vị trí xả nước thải vào nguồn nước; kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý đối với trường hợp đang xả nước thải. Thời điểm lấy mẫu phân tích chất lượng nước không quá ba (03) tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ;
– Sơ đồ vị trí khu vực xả nước thải (Trường hợp chưa có công trình xả nước thải vào nguồn nước, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải nộp trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư ).
– Đối với những trường hợp xin cấp lại hoặc gia hạn giấy phép xả nước thải vào nguồn tiếp nhận phải có bản gốc giấy phép xả nước thải đã đăng ký trước đó.
CƠ QUAN TIẾP NHẬN GIẤY PHÉP XẢ NƯỚC THẢI VÀO NGUỒN NƯỚC
– Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
– Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh cấp.
Trên đây là thông tin về Giấy phép xả thải mà ETH cung cấp. Nếu bạn còn băn khoăn vấn đề nào đó về giấy phép xả thải, hay cần hỗ trợ cung cấp về giấy phép xả thải cho doanh nghiệp của mình, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn Miễn Phí và hỗ trợ trực tiếp nhé!
CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ETH RẤT MONG ĐƯỢC HỢP TÁC CÙNG QUÝ CÔNG TY
————————————
CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ETH
Địa chỉ: 25 Phố Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội
Hotline: 0966.281.336 – 0899.812.999
Email: moitruongeth@gmail.com