Công nghệ MBBR và bùn hoạt tính trong xử lý nước thải

Công nghệ MBBR được quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Một trong những lý do quan trọng khiến công nghệ MBBR được quan tâm nhiều là do tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp là vấn đề cản trở sự phát triển của kinh tế – xã hội do các ngành công nghiệp phát triển mạnh trong TK XXI. Việc xử lý nước thải sản xuất bia, dược phẩm, hóa chất, dệt nhuộm cùng nhiều ngành khác có tác dụng giảm thiểu nồng độ chất ô nhiễm trước khi thải ra ngoài môi trường. So với các phương pháp hóa học – vật lý, thì quy trình xử lý sinh học là sự lựa chọn kinh tế và hiệu quả nhất.

Công nghệ MBBR và bùn hoạt tính trong xử lý nước thải
Công nghệ MBBR và bùn hoạt tính trong xử lý nước thải

So sánh bùn hoạt tính và công nghệ MBBR

Về công nghệ bùn hoạt tính

Bùn hoạt tính là quy trình xử lý nước thải sinh hoạt thông thường. Có 3 giai đoạn trong quá trình này, bao gồm:

– Bể phản ứng sinh học với lớp VSV xử lý ở dạng huyền phù và được sục khí thường xuyên.

– Bể lắng có tác dụng tách chất rắn – lỏng.

– Hệ thống tái chế đưa chất rắn loại bỏ ra khỏi bộ phận tách chất rắn – lỏng quay trở lại bể phản ứng.

Đặc điểm của bùn hoạt tính trong xử lý nước thải

– Tạo ra chất lượng nước tốt hơn.

– Nhạy cảm hơn MBBR đối với tải trọng lớn và nồng độ chất độc hại cao nên nó thường dùng để xử lý nước thải có quy mô nhỏ.

– Phải thường xuyên kiểm tra sự hồi lưu của bùn thải khi có những thay đổi về điều kiện vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Về công nghệ MBBR

Màng sinh học được gắn trên bề mặt và giữ lại trong bể phản ứng sinh học. Chỉ có một phần nhỏ của màng thoát ra khỏi bể MBBR cùng với nước thải. Do đó mà hệ thống này đòi hỏi không cần tái chế bùn như các hệ thống khác. Vậy đặc điểm của MBBR có gì đặc biệt?

– So với hệ thống bùn hoạt tính, MBBR phát sinh nhiều bùn hơn trong bể phản ứng và tuổi thọ của nó cao hơn.

– Nhờ tuổi thọ của bùn cao nên sinh khối trong bể MBBR thích ứng nhanh với các phân tử phức tạp và cuối cùng chúng bị phân hủy.

– MBBR thích ứng nhanh với nguồn thải có tải trọng lưu lượng và chất hữu cơ. Điều này giúp nó trở thành lựa chọn tốt hơn cho nước thải có nhiều đặc tính khác nhau.

– MBBR được thiết kế linh hoạt để phù hợp hơn với những thay đổi về tốc độ tải cao hơn.

– Quy trình xử lý MBBR chủ yếu xử lý chất ô nhiễm khó phân hủy trong từng giai đoạn.

– MBBR vận hành đơn giản và dễ thực hiện hơn so với hệ thống bùn hoạt tính.

>> Xem thêm: CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI MBBR

Bùn hoạt tính và MBBR được ứng dụng như thế nào?

Quy trình xử lý sinh học được ứng dụng rộng rãi với chức năng loại bỏ: chất hữu cơ hòa tan, hạt keo, chất rắn lơ lửng, nito và photpho. Và phổ biến nhất là tăng trưởng lơ lửng và tăng trưởng gắn liền. Trong tăng trưởng lơ lửng, quá trình được sử dụng nhiều nhất là bùn hoạt tính. Một quy trình tăng trưởng kèm theo cung cấp khả năng xử lý tương tự như bùn hoạt tính
ở diện tích nhỏ hơn là bể phản ứng sinh học chuyển động MBBR.

Công nghệ MBBR lần đầu tiên được sử dụng ở Na Uy vào năm 1989. Ngày nay với những quy định xả thải nghiêm ngặt hơn, MBBR ngày càng trở nên phổ biến vì tính linh hoạt trong ứng dụng của nó.

Hệ thống MBBR ứng dụng nhiều nhất ở môi trường trơ với nhiều cấu hình khác nhau với diện tích bề mặt lớn với lưu lượng nước thải xử lý khá cao. Thiết bị sục khí bố trí dưới đáy bể xử lý nước thải cung cấp oxy ổn định để vi khuẩn phát triển. Sự chuyển động các chất mang trong bể duy trì một lớp màng sinh học mỏng trên giá thể.

Nên lựa chọn công nghệ xử lý nào là phù hợp nhất?

Tất cả phương pháp sinh học đều có ưu/nhược điểm nhất định. Trên thực tế thì việc lựa chọn 2 công nghệ này phải cần xem xét đến các yếu tố về kỹ thuật và kinh tế. Trước hết cần xác định được đặc tính của nước thải, yêu cầu xả thải, không gian thiết kế nhà máy xử lý nước thải và phân bổ chi phí hợp lý.

Hiện nay, các ngành công nghiệp như chế biến thực phẩm, dược phẩm, hóa chất thường có đặc điểm lưu lượng lớn. Chúng thường chứa nhiều:

  • Hàm lượng chất hữu cơ, trong đó có nhiều thành phần dễ phân hủy.
  • Có nhiều sự thay đổi về lưu lượng và đặc tính trong quy trình sản xuất bổ sung nhiều thành phần hóa chất khác nhau.
  • Luôn có sự hiện diện của các chất độc hại và khó phân hủy.

Vì thế chúng cần đến giải pháp công nghệ phù hợp như:

  • Phù hợp với từng quy mô khác nhau và để thiết lập các thông số vận hành tối ưu.
  • Phù hợp với quy trình xử lý sinh học trong từng nguồn thải để đạt được kết quả xử lý như mong muốn.

Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn vủa cung cấp các giải pháp xử lý nước thải hiệu quả nhé!

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ETH

Trụ sở: LK512, Ngõ 36, Lê Trọng Tấn, P. La Khê, Quận Hà Đông, Hà Nội

VPGD: Số 25 Phố Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0899.812.999 – Email: moitruongeth@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/moitruongeth

Link bài viết về công nghệ MBBR:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0966 281 336
Chat hỗ trợ
Chat ngay