Ngành chăn nuôi là một trong những ngành có triển vọng lớn ở nước ta. Tuy nhiên việc thiếu kiến thức và chuyên môn chăn nuôi đang kìm hãm sự phát triển này. Song song, nước thải trong chăn nuôi lại là một trong những vấn đề tác động lớn và gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường. Để hiệu quả trong việc xử lý nước thải chăn nuôi tốt nhất, ETH giới thiệu đến bạn 3 cách xử lý, mời bạn tham khảo dưới đây.
Tổng quan về xử lý nước thải chăn nuôi
Khá nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và ứng dụng thành công nhiều mô hình xử lý nước thải chăn nuôi, chẳng hạn:
Phương pháp điện phân dung dịch kết hợp quá trình oxy hóa khử bằng Fenton.
Phương pháp xử lý nước thải sinh học kỵ khí kết hợp với ao dẫn ngập nước, hệ sinh thái xanh. Ưu điểm tạo được cảnh quan môi trường, ngăn ngừa mùi, hạn chế phát tán ô nhiễm.
Phương pháp ủ biogas cũng được ứng dụng rộng rãi
Phương pháp tận dụng sản phẩm sau chăn nuôi để tạo ra nguồn năng lượng mới nhằm sản sinh ra khí biogas được xem như nguồn nhiên liệu khí đốt thân thiện với môi trường.
3 phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi nổi bật
Phương pháp thứ nhất
Ở Việt Nam, nước thải sau biogas thường xả thẳng ra môi trường và kênh, rạch, ao hồ gây ô nhiễm nghiêm trọng. Do vậy, các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu thành công phương pháp xử lý nước thải sau biogas. Trại chăn nuôi heo ở tỉnh Kiên Giang là nơi thí điểm đầu tiên.
Phương pháp này được xem là cách tổng hợp chất keo tụ sinh học với chủng vi khuẩn Bacillus Aryabhattai. Kết quả xử lý cho hiệu suất khử COD, TSS, nito, photpho và amoni lần lượt là 50,85%, 67,21%, 75%, 85,42% và 77, 78%.
Phương pháp thứ hai
Đâu là phương pháp lọc sinh học kết hợp với sục khí luân phiên. Các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi hầu như được xử lý, gồm COD (81 – 87%), N-NH4+ (95 – 99%), SS (80 – 95%), T-P (49 – 55%).
Phương pháp thứ 3
Điều đặc biệt ở phương pháp này là cách ứng dụng của nó khác xa so với 2 phương pháp nêu trên. Công nghệ sử dụng ozon trong xử lý nước thải được nghiên cứu với khả năng khử trùng các vi sinh vật và vi khuẩn, nhất là vi khuẩn E. Coli. Nó có thể kết hợp với phương pháp hấp phụ bằng biochar (than sinh học) để xử lý nước thải sau biogas khử trùng bằng ozon.
Nước thải sau hầm biogas thường có mùi hôi, đặc quánh, ruồi muỗi va chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Ở những vùng quê, nguồn nguyên liệu sẵn có như lá cây phù hợp trong việc sản xuất than sinh học cung cấp cho quá trình hấp phụ chất hữu cơ, giảm nồng độ chất dinh dưỡng trong nước thải.
Nhờ vậy, quá trình oxy hóa bậc cao ozon làm nhiệm vụ khử trùng, khử mùi, giảm COD và BOD5. Công nghệ này hoàn toàn phù hợp với quy mô hộ gia đình.
Ưu điểm của than sinh học biochar trong xử lý nước thải
Than sinh học được tìm thấy trong quá trình đốt cháy nguyên liệu như lá cây, hoặc có thể dùng khí đốt trong lò để tạo ra sản phẩm yếm khí. Than sinh học có khả năng hút và xử lý nước thải kim loại nặng, hấp phụ amoni hoặc xử lý nước thải rỉ rác vô cùng hiệu quả.
Hệ thống hấp phụ được lắp đặt và bố trí bằng 5 lớp khác nhau:
Lớp 1: lớp sỏi dày 1 -2mm, chiều dày 25cm (nằm dưới cùng)
Lớp 2: lớp cát với chiều dày 15cm
Lớp 3: than sinh học với chiều dày 5cm
Lớp 4: lớp cát trộn sỏi với chiều dày là 15cm
Lớp 5: than sinh học với chiều dày là 3cm
Có thể thấy, xử lý nước thải sau biogas chỉ đạt hiệu quả cao khi kết hợp giữa phương pháp hấp phụ và oxy hóa bậc cao. Hiệu quả xử lý COD và BOD5 của công nghệ hấp phụ bằng ozon cao hơn so với sử dụng mô hình xử lý nước thải bằng thực vật nổi.
Kết quả cho thấy sau khi áp dụng công nghệ này cho hộ chăn nuôi bò và chăn nuôi heo thì các thành phần ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi giảm đáng kể, như COD (87 – 89%), BOD (85,5 – 92%%), tổng nitơ (66% và 56%), tổng photpho (48,8% – 81,7%), tổng Coliform và Ecoli giảm 99%.
Công nghệ này được đánh giá là phương pháp xử lý môi trường, đảm bảo xử lý và loại bỏ mùi cùng các chất ô nhiễm trong nước thải. Các hộ dân vùng nông thôn Việt Nam. Để được tư vấn chi tiết về công nghệ xử lý nước thải tốt, phù hợp, hiệu quả cao, hãy liên hệ trực tiếp với môi trường ETH nhé.
——————————–
CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ETH
Địa chỉ VPGD: số 25, Phố Nghĩa Đô, Phường Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0966.281.336 – 0899.812.999
Website: moitruongeth.com
Email: moitruongeth@gmail.com