Hiện nay, nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước chủ yếu là do lượng nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp thải ra môi trường. Trong khi, lượng nước thải phát sinh ngày càng lớn do nhu cầu và mục đích sử dụng nước ngày càng nhiều của con người. Vì vậy, việc xử lý nước thải là một bước quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và đảm bảo sức khỏe cộng đồng. Các công nghệ xử lý nước thải hiện đại không chỉ giúp loại bỏ các chất ô nhiễm mà còn có thể tái sử dụng nước, giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Dưới đây, công ty Môi Trường ETH xin giới thiệu top 5 công nghệ xử lý nước thải phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay:
I. Công nghệ AO (Anoxic – Oxic) trong xử lý nước thải sinh hoạt
Công nghệ AO là công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt mới nhất hiện nay, được áp dụng để xử lý các chất dinh dưỡng chủ yêú như nitơ và photpho có trong nước thải. Công nghệ AO có hai bể chính là bể hiếu khí và thiếu khí, tương ứng lần lượt đi kèm với quá trình nitrate hóa ở bể hiếu khí và khử nitrate hóa ở bể thiếu khí.
Công nghệ AO được ứng dụng một cách phổ biến hiện nay trong việc xử lý các loại hình nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao như: nước thải sinh hoạt/ khu đô thị, nước thải bệnh viện, nước thải ngành chế biến thủy hải sản, nước thải ngành thực phẩm- bánh kẹo,…
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải AO
- Công nghệ xử lý triệt để các chất hữa cơ có trong nước thải (BOD) và các chất dinh dưỡng (N,P)
- Chi phí áp dụng vào hệ thống xử lý nước thải tương đối thấp
- Khả năng vận hành ổn định, cơ chế tự động hóa cao
- Tiết kiệm chi phí nhờ hệ thống bảo trì, bảo dưỡng đơn giản, dễ dàng
II. Công nghệ AAO (Anaerobic – Anoxic – Oxic) xử lý nước thải sinh hoạt
Công nghệ xử lý nước thải AAO là quá trình xử lý sinh học liên tục sử dụng các hệ vi sinh vật kị khí, yếm khí và hiếu khí để phân hủy các chất ô nhiễm trong nước thải.
Công nghệ AAO
Nguyên lý hoạt động của công nghệ AAO
- Quá trình xử lý kỵ khí (Anaerobic): Khử hydrocacbon, kết tủa kim loại nặng, kết tủa photpho và khử clo
- Quá trình xử lý yếm khí ( Anoxic): Khử nitrat thành khí nitơ N2đồng thời giảm hàm lượng BOD, COD trong nước thải.
- Quá trình hiếu khí (Oxic): quá trình chuyển hóa NH4 thành NO3 và khử BOD, COD.
Cũng giống như công nghệ AO, Công nghệ AAO được ứng dụng khá phổ biến hiện nay trong việc xử lý các loại hình nước thải có hàm lượng chất hữu cơ cao như: nước thải sinh hoạt, nước thải bệnh viện, nước thải ngành chế biến thủy hải sản, nước thải ngành sản xuất bánh kẹo – thực phẩm…
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải AAO
- Nhờ quá trình xử lý yếm khí (Anoxic) nên có khả năng xử lý nitơ và photpho rất hiệu quả, phù hợp với nước thải có độ ô nhiễm cao
- Xử lý triệt để các chất ô nhiễm có trong nước thải như: COD, BOD, nitơ, photpho..
- Công nghệ AAO giúp giảm các chất hữu cơ cũng như các chất dinh dưỡng dư thừa
- Chi phí đầu tư xây dựng hệ thống AAO tương đối thấp
- Lượng bùn thải phát sinh thấp
- Chất lượng nước có thể đạt chuẩn A theo thiết kế
- Tiêu thụ ít năng lượng.
III. Công nghệ SBR trong xử lý nước thải sinh hoạt
Công nghệ SBR (Sequencing batch reator) là công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt với phản ứng sinh học theo mẻ, gồm 2 cụm bể: Selector và C- tech.
Công nghệ SBR
Nguyên lý hoạt động của công nghệ xử lý nước thải SBR
Nước được dẫn vào bể Selector trước sau đó mới qua bể C – tech. Tại bể Selector sẽ được sục khí liên tục tạo điều kiện cho quá trình xử lý hiếu khí diễn ra. Nước sau đó được chuyển sang bể C-tech.
Bể SBR hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn với 5 pha chính, bao gồm: Pha làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và cuối cùng là pha ngưng. Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học.
Hệ thống SBR yêu cầu vận hành theo chu kỳ để điều khiển tối ưu quá trình xử lý. Hoạt động theo chu kỳ sẽ giúp kiểm soát toàn bộ các giai đoạn của chu kỳ xử lý. Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học.
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải SBR
- Một trong những ưu điểm nổi bật nhất của công nghệ xử lý nước thải này đó là không cần tuần hoàn bùn hoạt tính,
- Độ bền cao với kết cấu đơn giản
- Vận hành theo cơ chế tự động hóa
- Loại bỏ các chất dinh dưỡng (N, P)
- Khả năng khử BOD cao
- Tiết kiệm chi phí nhờ không xây dựng thêm bể lắng và các hệ thống liên quan
- Dễ dàng tháo lắp, nâng cấp đơn giản.
IV. Công nghệ MBR xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả
Công nghệ xử lý nước thải MBR ( Menbrane Bioreator) là một trong những công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phổ biến với sự kết hợp giữa các vi sinh vật lơ lửng tại bể bùn hoạt tính với công nghệ màng lọc sợi rỗng, lượng bìn trong bể sinh học sẽ được giữ lại nhờ cơ chế vi lọc của màng có lích nhỏ, nên chất lượng nước thải sau khi ra khỏi màng đảm bảo đạt chất lượng.
Công nghệ MBR
Nguyên lý hoạt động của công nghệ màng lọc MBR
Nước thải được thẩm thấu qua màng lọc vào ống mao dẫn nhờ những vi lọc có kích thước rất nhỏ từ (0.02~ 0.1 µm), chỉ cho nước sạch đi qua giữ lại bùn, chất rắn vô cơ, hữu cơ, vi sinh trên bề mặt màng
Từ đó, hệ thống bơm bút sẽ hút nước ra bể chứa nước sạch, bơm hút được cài đặt hoạt động 10 phút chạy, 1-2 phút ngừng hoạt động tùy theo mức hiệu chỉnh.
Ưu điểm của công nghệ MBR
- Hiệu quả xử lý cao, tăng 15 – 35% do MLSS tăng cao hơn so với Aerotank truyền thống
- Rất thuận lợi khi gia tăng công suất mà không cần thêm diện tích bể
- Tiết kiệm diện tích xây dựng ( không cần thêm các bể lắng, lọc, khử trùng,…)
- Nồng độ vi sinh trong bể cao và thời gian lưu bùn dài nên lượng bùn dư ít
- Quá trình vận hành đơn giản, dẽ dàng.
V. Công nghệ MBBR ứng dụng trong xử lý nước thải sinh hoạt
MBBR (Moving Beb Biofilm Reactor) là công nghệ xử lý nước thải sử dụng liệu làm giá thể cho vi sinh vật dính bám để tăng trưởng và phát triển. Quá trình xử lý sinh học hiệu quả MBBR thông qua sự kết hợp của quá trình bùn than hoạt tính và màng sinh học.
Nguyên lý hoạt động của công nghệ xử lý nước thải MBBR
Bể MBBR sẽ sử dụng giá thể vi sinh di động mbbr trong bể sục khí để tăng lượng vi sinh vật có sẵn để xử lý nước thải. Các vi sinh vật sẽ phân hủy hết các chất hữu cơ có trong nước thải. Sau đó, hệ thống thổi khí sẽ giúp khuấy trộn các giá thể trong bể nhằm đảm bảo các giá thể vi sinh được xáo trộn liên tục trong quá trình xử lý nước thải.
Quá trình phân giải các chất hữu cơ trong nước thải và nước thải đầu ra đạt chuẩn nhờ các vi sinh vật phát triển sẽ bám vào bề mặt giá thể. Những vi sinh vật bám trên giá thể có thể là các loại vi sinh: Vi sinh hiếu khí nằm trên bề mặt giá thể, ví sinh thiếu khí, vi sinh yếm khí.
Công nghệ MBBR
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải MBBR
- Hệ vi sinh vật với dộ bền lâu dài
- Mật độ vi sinh vậy cao
- Khả năng xử lý BOD cao, lên đến 90%
- Tiết kiệm năng lượng
- Dễ dàng vận hành, nâng cấp đơn giản
- Giảm diện tích xây dựng.
Trên là Top 5 công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phổ biến mà Công ty Môi trường ETH chúng tôi đã cập nhật để quý khách hàng có thể dễ dàng tham khảo và lựa chọn.
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ETH
Trụ sở: LK512, Ngõ 36, Lê Trọng Tấn, P. La Khê, Quận Hà Đông, Hà Nội
VPGD: Số 25 Phố Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0899.812.999 – Email: moitruongeth@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/moitruongeth