Quan trắc môi trường tại Việt Nam

Nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế – quốc tế, phát triển toàn diện và mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ đã và đang tạo ra nhiều áp lực lớn đối với môi trường. Và việc đòi hỏi xây dựng hệ thống quan trắc môi trường đạt chuẩn được thực hiện thường xuyên, liên tục nhằm đánh giá chính xác diễn biến và đưa ra kịp thời những cảnh báo môi trường đến cơ quan quản lý nhà nước theo dõi.

Quan trắc môi trường tại Việt Nam
Hình minh họa bài viết: Quan trắc môi trường tại Việt Nam

Việt Nam xây dựng hoàn thiện mạng lưới quan trắc môi trường

Mặc dù mạng lưới quan trắc môi trường ở nước ta được hình thành từ khá sớm nhưng vì phân tán còn riêng rẻ và chưa thống nhất về phương pháp, quy trình, thông số và tần suất nên hoạt động này chưa mang lại kết quả khả quan.

Cho đến năm 2007 theo quy định của Nhà nước thì nước ta sẽ tiến hành quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường tầm nhìn đến năm 2020. Mục tiêu quan trọng nhất sẽ hướng đến việc xây dựng đồng bộ, cải tiến và từng bước hiện đại các hoạt động quan trắc như cung cấp thông tin, phân tích, điều tra về tài nguyên như môi trường nước, không khí nhằm phục vụ có hiệu quả công tác xử lý, khắc phục ô nhiễm.

Tiếp theo, ngày 12/01/2016, mạng lưới quan trắc được hoàn thiện hơn và thực hiện trong giai đoạn 2016 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Trong đó tập trung quan trắc tài nguyên và môi trường đạt trình độ đến tầm khu vực Đông Nam Á, đáp ứng các yêu cầu về điều tra thông tin môi trường, BVMT liên quan đến các ngành kinh tế kỹ thuật, phòng tránh hoặc giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường gây ra.

Xem thêm:

Điều kiện để được cấp giấy phép quan trắc môi trường là gì?

Tổng quan về quan trắc môi trường và quan trắc môi trường lao động

Vai trò quan trọng của giấy phép quan trắc môi trường

Quy hoạch hệ thống quan trắc môi trường giai đoạn 2021 – 2030

Bắt kịp với các xu hướng trên thế giới, nước ta dần chuyển đổi thành công nhiều mô hình kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trong đó, nước ta từ nền kinh tế có thu nhập thấp đến các mức thu nhập trung bình. Việc này là hệ quả của việc mở rộng quy hoạch làm xuất hiện nhiều khu đô thị, thành phố tập trung dân cư đông đúc.

Điều này khiến nhiều khu vực, địa phương có sự gia tăng về tình trạng ô nhiễm môi trường với lượng nước sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều, và đặc biệt kéo theo hàng loạt vấn đề liên quan đến việc suy thoái chất lượng không khí.

Cùng thời điểm, quá trình quy hoạch cũng được cân nhắc, tập trung xem xét, khắc phục những nội dung quy hoạch cũ đảm bảo phát huy có hiệu quả việc hoàn thiện mạng lưới quan trắc môi trường. Theo đó những trạm, điểm quan trắc cần tập trung theo hướng mở có khả năng bổ sung, điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển thực tế.

Đặc biệt, công tác quan trắc cũng cần nâng cao vai trò của công tác xã hội hóa nhằm phát huy tốt nguồn lực triển khai nhiều chương trình quan trắc môi trường trong quy hoạch. Và tất nhiên, dân số tăng, đô thị hóa, lượng phương tiện giao thông tăng đột biến tạo ra nhiều áp lực đối với môi trường không khí ở các đô thị lớn có nền công nghiệp phát triển như TP. HCM, Hà Nội,…

Các chuyên gia khoa học khuyến cáo, bụi và khí thải phát sinh từ lĩnh vực giao thông là nguyên nhân chính khiến chất lượng không khí bị giảm sút đáng kể. Chưa kể chất lượng các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu hoặc hết hạn sử dụng làm gia tăng nồng độ chất ô nhiễm ra ngoài môi trường. Vì thế, quan trắc môi trường không khí đòi hỏi phải kịp thời và thực hiện đúng kỹ thuật.

Thế nhưng việc quan trắc môi trường ở nước ta vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và hạn chế. Điển hình là hệ thống sở liệu chưa đáp ứng nhu cầu quản lý như kiểm soát, theo dõi, cảnh báo và xử lý môi trường khi có sự cố xảy ra. Quá trình quan trắc môi trường định kỳ chỉ thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, chưa phản ánh hết thực trạng, chất lượng môi trường.

Còn những trạm quan trắc tự động thì chi phí quan trắc môi trường quá cao, đòi hỏi phải duy trì và vận hành đúng cách. Nhiều trạm bị hỏng nên không thể sử dụng.

Vì thế kế hoạch quy hoạch mạng lưới quan trắc giai đoạn 2020 – 2021 tiếp tục hoàn thiện nội dung phân tích, đánh giá về chất lượng mạng lưới quan trắc, phân tích môi trường về quản lý số liệu, dữ liệu quan trắc. Xây dựng mục tiêu và lựa chọn phương án quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc phù hợp với từng khu vực, định hướng và cảnh báo môi trường trong quy hoạch BVMT.

Để biết thêm chi tiết về công tác quan trắc môi trường của Doanh nghiệp, mời bạn liên hệ trực tiếp với môi trường ETH để nhận tư vấn nhanh nhất nhé.

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ETH

Trụ sở: LK512, Ngõ 36, Lê Trọng Tấn, P. La Khê, Quận Hà Đông, Hà Nội

VPGD: Số 25 Phố Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 0899.812.999 – Email: moitruongeth@gmail.com

Fanpage: https://www.facebook.com/moitruongeth

Link bài viết về quan trắc môi trường: https://moitruongeth.com/quan-trac-moi-truong-tai-viet-nam/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0966 281 336
Chat hỗ trợ
Chat ngay