Chi tiết về giấy phép xả thải vào nguồn nước với GPMT

Trong cuộc cách mạng cải tổ các TTHC và thống nhất hệ thống quản lý, Dự thảo Luật BVMT sửa đổi thì Bộ TNMT có đề xuất tích hợp giấy phép xả thải vào nguồn nước, giấy phép xả thải vào công trình thủy lợi vào GPMT. Với những thay đổi này, Bộ TNMT tích hợp quy định của Luật BVMT 2014, Luật Tài nguyên nước 2012 và Luật Thủy lợi 2017.

Chi tiết về giấy phép xả thải vào nguồn nước với GPMT

Quy định cấp phép giấy phép xả thải

Như vậy sau khi dự án được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường và trước khi vận hành chính thức phải hoàn thành đầy đủ những TTHC về môi trường gồm giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT, giấy xác nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất, giấy phép xử lý CTNH, sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại, giấy phép xả khí thải công nghiệp, giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và công trình thủy lợi.

Tuy nhiên, quá trình theo dõi việc cấp giấy xác nhận hoàn thành công trình BVMT, giấy phép xả thải vào nguồn nước và giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi lại gặp không ít vướng mắc và bất cập. Cụ thể, căn cứ vào thực tế thì các loại giấy phép trên chỉ được cấp dựa vào báo cáo ĐTM đã phê duyệt, các kết quả vận hành công trình và xác định quy chuẩn kỹ thuật về quản lý chất thải và chất lượng môi trường phù hợp.

Trong đó Luật thủy lợi có quy định giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi phải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải, các yêu cầu về BVMT đối với hoạt động xả thải đã được cơ quan nhà nước phê duyệt.

Như vậy các loại giấy phép và giấy xác nhận này sẽ là căn cứ quan trọng để cơ quan nhà nước thanh, kiểm tra về việc chấp hành công tác BVMT của doanh nghiệp. Trong đó có phân cấp rõ những cơ quan quản lý nhà nước ở các cấp như Bộ TNMT, UBND cấp tỉnh/cấp huyện.

Xem thêm:

#5 lỗi thường gặp khiến doanh nghiệp không được cấp GPXT

Tầm quan trọng của giấy phép xả nước thải vào nguồn nước

 

Quy định về quản lý nước thải

Riêng về nội dung quản lý nước thải trong các giấy phép này cơ bản giống nhau gồm các yêu cầu về công trình xử lý, quy trình vận hành và quy chuẩn kỹ thuật trong xử lý môi trường tương ứng. Tuy nhiên, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi đang phải chịu 2 thủ tục hành chính. Vì thế mà khá nhiều doanh nghiệp lúng túng trong quá trình thực hiện loại giấy
phép này.

Hiện nay, giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi chịu sự quản lý của Bộ NN&PTNT mà không theo quy mô xả thải của doanh nghiệp. Nhiều trường hợp có quy mô xả thải không lớn thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện nhưng vẫn phải xin cấp giấy phép xả thải của Bộ NN&PTNT.

Khó khăn lớn nhất của giai đoạn này là khó thực hiện cơ chế 1 cửa liên thông về các TTHC có quy định trong Nghị định 61/2018/NĐ-CP. Trong khi đó, công trình thủy lợi chỉ là bộ phận nhỏ cấu thành mạng lưới tài nguyên nước và phải chịu chi phối 2 cơ quan quản lý. Điều này gây ra nhiều sự chồng chép, không phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan với nhau.

Vì thế đây sẽ là cột mốc quan trọng về công tác quản lý BVMT, cải cách TTHC, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp. Dự thảo lần này bãi bỏ 2 thủ tục hành chính bị “thừa” là giấy phép xả thải vào nguồn nước và giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi.

Việc quy định tích hợp thành 1 loại GPMT như trên đã nêu rõ trách nhiệm và tham gia phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về BVMT và cơ quan quản lý về công trình thủy lợi. Vì thế, cơ quan thủy lợi sẽ tham gia ngay giai đoạn thẩm định báo cáo đtm của dự án cho đến khi cấp giấy phép môi trường đầy đủ.

Trên đây là thông tin chi tiết về giấy phép xả thải vào nguồn nước với GPMT mà môi trường ETH đã chia sẻ, nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp tư vấn vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi để được hỗ trợ Miễn Phí nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0966 281 336
Chat hỗ trợ
Chat ngay