Quản lý chất thải, quản lý môi trường nói chung và xử lý nước thải nói riêng đòi hỏi cần giải pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí tối ưu nhất cho doanh nghiệp. Sự lựa chọn và kết hợp lý tưởng của nhiều công nghệ khác nhau đòi hỏi phải phù hợp về nguyên tắc, ứng dụng, chi phí vận hành và bảo trì hệ thống.
Quản lý chất thải thông qua đánh giá sự phù hợp của việc ứng dụng nhiều công nghệ XLNT
Trong khi dân số thế giới xấp xỉ 7,9 tỷ người vào năm 2020 thì tình trạng ô nhiễm và khan hiếm nước ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nước có tầm quan trọng hàng đầu trong cuộc sống hằng ngày nên chúng ta không ngừng cải thiện và giữ gìn chất lượng của nó.
Các nguồn ô nhiễm chính phát sinh từ hoạt động công nghiệp, sinh hoạt và nông nghiệp làm thay đổi hình thái môi trường trên toàn cầu. Đồng thời, nước mặt và nước ngầm ở nhiều nơi bị ô nhiễm và không phù hợp cho mục đích uống.
Trong những năm qua, Hợp Nhất luôn cố gắng đưa ra nhiều công nghệ xử lý và tái chế nước thải hữu ích hơn. Theo đó, chúng tôi hiểu rõ hiệu suất của chúng, sản xuất bùn, vòng đời và quy trình hoạt động để hướng dẫn việc lựa chọn công nghệ hoặc sự kết hợp đúng đắn và chính xác hơn. Hơn nữa, nhằm đáp ứng nhu cầu tối ưu của KH, việc đáp ứng kỹ thuật xử lý và tái chế về cách ứng dụng, chi phí, bảo trì và tính phù hợp của chúng là vấn đề rất quan trọng.
Công nghệ tái chế và xử lý nước thải
Các nhà nghiên cứu, kỹ thuật không ngừng tìm kiếm cũng như cải tiến công nghệ xử lý nước thải và tái sử dụng nước phù hợp. Việc ứng dụng những công nghệ đòi hỏi phải đáp ứng các mục đích như giảm nguồn nước sử dụng, xử lý nước thải và tái chế.
Hiện nay có 3 công nghệ chính trong xử lý nước thải công nghiệp, bao gồm:
– Công nghệ xử lý sơ cấp: gồm lọc, lắng, đông tụ và tuyển nổi.
– Công nghệ xử lý thứ cấp: gồm quá trình xử lý sinh học kỵ khí – hiếu khí.
– Công nghệ xử lý cấp 3: gồm oxy hóa, kết tủa, trao đổi ion, lọc bằng công nghệ màng ( RO, Nano), hấp thụ, điện phân.
Việc lựa chọn công nghệ đòi hỏi bạn phải xác định rõ loại nước thải và yêu cầu liên quan đến khía cạnh kinh tế. Chẳng hạn:
– Nước có nồng độ ô nhiễm cao chứa màu, chất thải rắn phải áp dụng quy trình xử lý thứ cấp và cấp 3. Hoặc nồng độ BOD không đáng kể thì không cần thực hiện quy trình thứ cấp.
– Nếu nước không màu, không có chất rắn và bị ô nhiễm chủ yếu chất ô nhiễm vô cơ, hữu cơ và sinh học thì cần xử lý cấp 3.
– Đối với nước bị nhiễm ion và anion kim loại độc hại thì nên ứng dụng công nghệ màng.
– Đối với nước mặt nhiễm vô cơ, hữu cơ và sinh học thì đòi hỏi phương pháp xử lý thứ cấp và cấp 3.
Như vậy với nước thải có mức độ ô nhiễm cao như nhiễm màu, CTR, chất vô cơ, hữu cơ, VSV gây hại thì bắt buộc phải có sự kết nối tốt của công nghệ xử lý sơ cấp, thứ cấp và cấp 3.
Còn việc lựa chọn công nghệ xử lý cấp 3 phụ thuộc vào từng loại chất ô nhiễm trong nước và lựa chọn công nghệ tối ưu.
Cách quản lý chất thải từ hệ thống xử lý nước thải
Chất thải được tạo ra chủ yếu từ các công nghệ lọc và tái chế nước nên việc quản lý chúng là rất quan trọng trên quan điểm BVMT và sức khỏe con người. Các loại chất thải được thải bỏ là độc hại, chúng có thể xâm nhập vào nguồn nước và gây ô nhiễm trở lại.
Một lượng lớn chất thải rắn chủ yếu phát sinh từ quá trình lọc, lắng ly tâm – trọng lực, đông tụ, tuyển nổi, quá trình hiếu khí – kỵ khí và kết tủa. Còn quá trình lọc, siêu lọc, thẩm thấu ngược lại tạo ra nguồn nước chứa nồng độ chất ô nhiễm cao.
Chưa kể một số khí được tạo ra từ quá trình điện phân và phân hủy kỵ khí thường rất nguy hiểm cho môi trường.
Vì thế mà khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải, người ta phải tính toán chính xác thông số kỹ thuật, quy trình và cách vận hành từng công trình xử lý khác nhau.
Hiện nay, có nhiều phương pháp quản lý chất thải quan trọng, đặc biệt là tái chế chất thải thành sản phẩm hữu ích như phân bón, chất độn hay vật liệu xây dựng. Một số chất thải được đốt cháy và tro của chúng được dùng làm phân bón cho cây trồng. Ngoài ra, người ta còn dùng tro bay, bùn đỏ, cát, sỏi,… được dùng như chất hấp phụ hữu ích và kinh tế để loại bỏ chất thải từ hệ thống.
Trên đây là những chia sẻ của công ty môi trường ETH về cách quản lý chất thải từ các hệ thống, chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ETH
Trụ sở: LK512, Ngõ 36, Lê Trọng Tấn, P. La Khê, Quận Hà Đông, Hà Nội
VPGD: Số 25 Phố Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0899.812.999 – Email: moitruongeth@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/moitruongeth