Kênh Xáng nằm trên địa bàn xã Sơn Đông, TP. Bến Tre (tỉnh Bến Tre) nhưng khiến hơn 1.000 hộ dân ấp 1 bị ảnh hưởng từ nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng. Người dân cho biết họ không thể sử dụng nguồn nước này để tưới tiêu, chăn nuôi hay sinh hoạt.
Theo người dân, nguồn nước kênh Xáng ô nhiễm kể từ thời điểm đập tạm được đắp ngăn mặn ở ấp 2 làm cản trở dòng chảy khiến nguồn nước không thể lưu thông. Được biết tình trạng này diễn ra trong khoảng thời gian khá lâu nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm.
Đập tạm ngăn mặn có quan trọng không?
Với tình trạng bị xâm nhập mặn, tỉnh Bến Tre xây dựng và triển khai công trình tạm ngăn mặn, tích trữ nguồn nước ngọt phục vụ cho quá trình sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đập Ba Lai được đánh giá là giải pháp xây dựng tuyến sông khép kín với khả năng tích trữ nguồn nước ngọt khoảng 1 tỷ m3 cho các hoạt động dân sinh.
Mặc khác sẽ khẩn trương thi công, lắp đặt và mở cửa xả thoát nước khu vực nước ngọt ở kênh Xáng nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nước, hoàn thiện thủ tục pháp lý trình nộp lên cấp thẩm quyền nhằm phục vụ tốt công tác chống hạn mặn.
Hệ lụy ô nhiễm khi hoàn thiện đập tạm ngăn
Nếu như trước đây, người dân thoải mái sử dụng dòng nước này để tưới tiêu, cung cấp nước nông nghiệp, chăn nuôi thì hiện nay họ không dám đụng vào vì nước chuyển màu đen kịt, bốc mùi hôi thối và rác thì ứ đọng. Vì chất lượng nước không đảm bảo khiến cá, tôm cùng nhiều loại thủy sản, động vật nguyên sinh chết hàng loạt làm thất thoát nguồn kinh tế đáng kể của người dân.
Đồng thời có rất nhiều hộ chăn nuôi gia súc – gia cầm thường xuyên sử dụng nước kênh Xáng để cho động vật uống, vệ sinh chuồng trại. Thế nhưng trong thời gian gần 1 năm trở lại đây, họ không dám dùng nguồn nước này để phục vụ quá trình chăn nuôi vì sợ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn vật nuôi cũng như tiềm ẩn nguy cơ lây lan nhiều dịch bệnh nguy hiểm.
Người dân ở ấp 1 đa phần sinh sống phụ thuộc rất nhiều vào nước ở kênh Xáng. Hầu hết họ cung cấp nước phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi. Nhưng vì thực trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng mà họ không thể sử dụng để chăn nuôi hay trồng trọt. Nhiều khu vực nước bị tù đọng chứa nhiều lăng quăng trở thành nơi sinh sống của ruồi, muỗi. Và đã có rất nhiều trường hợp bị bệnh sốt xuất huyết ngày càng gia tăng.
Trước thực trạng ô nhiễm ở kênh Xáng, UBND Bến Tre xem xét và tìm hướng giải quyết kịp thời. Trước mắt sẽ không tháo dỡ đập vì điều này sẽ khiến dòng chảy qua sông Mã tác động lớn nguồn cung cấp nước sạch tại Nhà máy nước Sơn Đông.
Vì thế phương án tốt nhất đó chính là khơi thông dòng chảy để tiêu thoát nước và xả bớt nguồn nước tù đọng. Như vậy đợi đến khi có mưa lớn thì mới có tháo dỡ đập tạm ngăn để nguồn nước kênh Xáng trôi nhanh để xả hết lượng nước tù đọng ô nhiễm trong nhiều tháng qua. Nhưng phương án này vẫn chưa được thực hiện và người dân “lại” tiếp tục sống chung với ô nhiễm. Công ty môi trường ETH chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết.