Theo thời gian, cùng với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế, các khu đô thị lớn ngày càng nhiều, dân số cũng ngày càng gia tăng. Để đảm bảo điều kiện về chỗ ở tốt nhất cho người dân, các khu chung cư cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn, trên cả nước có rất nhiều khu chung cư đi vào hoạt động với các quy mô diện tích khác nhau.
Do đó nhu cầu về xử lý nước thải chung cư được các chủ đầu tư quan tâm. Nắm bắt được xu hướngđó, Công ty ETH đã đưa nghiên cứu và đưa ra công nghệ xử lý nước thải chung cư với công nghệ tiên tiến, giá thành cạnh tranh mà hiệu quả xử lý cao. Chi tiết mời bạn xem dưới đây.
1. Tổng quan về nước thải
Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ khu dân cư, cao ốc văn phòng, resorts, trường học, chợ….lượng nước thải này chủ yếu phát sinh từ các nguồn thải như: tắm giặt, nấu nướng, rửa nhà, nước thải nhà vệ sinh…
Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa thành phần chất hữu cơ (BOD), Cặn lơ lửng, Amoni, Tổng Nitơ, Photpho, Mùi và nhiều vi sinh vật gây bệnh
Thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm cơ bảng chi thiết theo bảng sau:
STT | Thông số | Đơn vị | Kết quả |
1. | pH | – | 6.5 – 8.5 |
2. | BOD5 | mg/l | 250 -400 |
3. | COD | mg/l | 400 – 700 |
4. | SS | mg/l | 300 – 400 |
5. | Tổng Nito | mg/l | 60 |
6 | Tổng phốt pho | mg/l | 6,86 |
(Bảng thành phần và nồng độ ô nhiễm điển hình)
Việc xử lý nước thải sinh hoạt nhằm loại bỏ tạp chất nhiễm bẩn các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ các chất không tan đén các chất ít tan và cả những hợp chất tan trong nước, làm sạch nước trước đưa vào nguồn tiếp nhận (Cống thải nước sinh hoạt hoặc khu công nghiệp) hay được đưa vào tái sử dụng.
Chất lượng nước thải sau xử lý: Đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14: 2008/BTNMT
2. Nguồn phát sinh
Nước thải khu dân cư bao gồm nước thải sinh hoạt của người dân và nước mưa.
- Nước thải sinh hoạt là là nước được thải ra từ quá trình sinh hoạt của người dân, bao gồm: tắm giặt, vệ sinh, tẩy rửa, nấu ăn…Chúng được thải ra từ các hộ dân nằm trong khu dân cư đó.
- Nước mưa: bản thân nước mưa không gây ô nhiễm nhưng mái nhà và sân bãi được trải nhựa sẽ làm mất khả năng thấm nước, nước mưa sẽ cuốn theo các chất thải và đất cát xuống hệ thống thoát nước sẽ gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước ảnh hưởng đến môi trường.
Lưu lượng nước thải phụ thuộc vào dân số của khu dân cư, theo quy định thoát nước trung bình là 140l/người.ngày đêm, lớn nhất là 168l/người.ngày đêm.
3. Thành phần và đặc tính
Nước thải khu dân cư chủ yếu là nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học ngoài ra còn chứa các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh.
Các hợp chất hữu cơ có trong nước thải bao gồm các hợp chất như protein (chiếm 40%-50%); cacbon hydrat (40% – 50%)
4. Phương pháp xử lý
Quy trình công nghệ xử lý nước thải khu dân cư
– Nước thải đầu vào theo hệ thống thu gom được dẫn qua về hố thu có kích thước sâu, trong hố thu bố trí bơm để bơm nước thải sang bể điều hòa, bể điều hòa được xáo trộn liên tục nhờ máy thổi khí có tác dụng điều hòa tính chất và lưu lượng nước thải trong quá trình sản xuất.
– Nước thải tiếp tục được dẫn vào bể thiếu khí Anoxic. Bể Anoxic kết hợp Aerotank có thể xử lý tổng hợp: khử BOD, khử NH4+ và khử NO3-thành N2. Với việc kết hợp bể bùn hoạt tính xử lý và quá trình xử lý thiếu khí và hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon khi cần khử NO3-, tiết kiệm được một phần hai lượng oxy khi nitrat hóa khử ion NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử ion NO3-. Nước thải trong bể Aerotank được tuần hoàn liên tục lại bể Anoxic để thực hiện quá trình khử ion NO3- có trong nước thải.
– Bể Aerotank: Vi sinh trong bể Aerotank sẽ được thêm vào định kỳ từ bùn tuần hoàn tại bể lắng. Các vi sinh vật này sẽ phân hủy các chất hữu cơ thành sản phẩm cuối cùng là khí cacbonic và H2O làm giảm nồng độ bẩn trong nước thải. Trong bể Aerotank còn có thêm vật liệu tiếp xúc nhằm tăng cơ hội tiếp xúc giữa vi sinh vật với nước thải, đồng thời là môi trường để vi sinh vật phát triển và dính bám.
– Sau khi xử lý sinh học, nước thải tràn qua bể lắng để lắng bùn. Tại đây nước di chuyển trong ống trung tâm xuống đáy bể sau đó di chuyển từ dưới lên trên chảy vào máng thu nước để tràn sang bể khử trùng. Phần bùn lắng xuống đáy bể một phần được tuần hoàn lại bể sinh học thiếu khí và hiếu khí để duy trì nồng độ bùn, phần bùn thải sẽ được bơm vào bể chứa bùn.
– Trong bể khử trùng Javen: Nước Javen sẽ được bơm vào nước thải bằng bơm định lượng. Nhờ tác dụng của chất oxy hóa mạnh, các vi sinh vật nguy hiểm trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, đảm bảo đạt tiêu chuẩn về mặt vi sinh.
– Cuối cùng nước thải được bơm vào bồn lọc áp lực giúp loại bỏ hàm lượng cặn còn sót lại mà quá trình lắng chưa làm được, đảm bảo độ trong trước khi đưa vào nguồn tiếp nhận
– Nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMTsẽ xả ra nguồn tiếp nhận.
– Quá trình lọc áp lực sẽ tạo ra cặn trong bồn lọc, sau một thời gian làm việc bồn lọc áp lực được rửa lọc nhằm tách phần cặn ra khỏi bề mặt vật liệu lọc, nước rửa lọc sẽ được dẫn về hố thu.
– Bùn dư của bể lắng sinh học và các bùn rắn từ các quá trình lược rác được dẫn về bể chứa bùn. Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong khoảng thời gian dài sẽ giúp cho bùn ổn định, dễ lắng và mất mùi hôi. Sau một thời gian, bùn được đưa vào máy ép bùn giúp giảm thể tích bùn, bùn ướt thành bùn khô và được đưa đi chôn lấp.
Để được tư vấn chi tiết về công nghệ cũng như xây dựng hệ thống xử lý nước thải áp dụng công nghệ phù hợp, tiết kiệm chi phí hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ trực tiếp nhé. Mọi thông tin liên hệ:
————————————
CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ETH
Địa chỉ: 25 Phố Nghĩa Đô – Cầu Giấy – Hà Nội
Hotline: 0966.281.336 – 0899.812.999
Email: moitruongeth@gmail.com