Bùn thải thông thường và bùn thải nguy hại có sự khác nhau giữa đơn vị xử lý, quản lý và quy trình kiểm soát theo đúng quy định. Mỗi loại chất thải sẽ có những quy định khác nhau.
Cách quản lý bùn thải thông thường
Quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý bùn thải thông thường
Căn cứ theo Nghị định 38/2015/NĐ-CP thì cơ sở, doanh nghiệp có trách nhiệm:
– Phân loại và lưu giữ CTR.
– Tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, thu hồi năng lượng hoặc ký hợp đồng với đơn vị vận chuyển và xử lý CTR công nghiệp.
– Phải định kỳ báo cáo tình hình phát sinh chất thải trong báo cáo quan trắc môi trường định kỳ.
– Quá trình vận chuyển phải đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và quản lý theo quy định như không được làm rơi vãi, phát tán bụi, mùi, nước rò rỉ.
Trách nhiệm của cơ sở xử lý CTR công nghiệp được quy định theo Điều 32 của Nghị định 38/2015/NĐ-CP như sau:
– Dự án phải được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
– Trang bị đầy đủ thiết bị xử lý đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
– Phải có công trình BVMT tại cơ sở xử lý CTR và chương trình giám sát, quản lý hợp lý.
– Các cơ sở xử lý CTR công nghiệp phải được cơ quan có thẩm quyền xác nhận đảm bảo yêu cầu BVMT trước khi hoạt động. Theo đó, thời gian vận hành diễn ra không quá 6 tháng.
– Cơ sở phải vận hành thử nghiệm công trình.
Các cơ quan xác nhận và điều chỉnh
– Bộ TNMT chịu trách nhiệm xác nhận và điều chỉnh với cơ sở xử lý CTR do Bộ TNMT phê duyệt báo cáo ĐTM; dự án thuộc cấp tỉnh và dự án kết hợp với xử lý CTNH.
– UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm xác nhận và điều chỉnh đối với dự án có báo cáo ĐTM của địa phương.
Thời điểm nộp hồ sơ đăng ký xác nhận yêu cầu BVMT xử lý CTR thông thường:
– Không quá 6 tháng kể từ thời điểm vận hành đối với ĐTM đã được phê duyệt.
– Chỉ được thực hiện từng giai đoạn khi dự án có nhiều giai đoạn.
Việc xác nhận không áp dụng với đối tượng:
– Dự án hoạt động trước ngày Nghị định 38/2015 có hiệu lực.
– Dự án tái sử dụng CTR công nghiệp thông thường.
– Dự án tự tái chế, tự sơ chế, xử lý, thu hồi năng lượng từ CTR công nghiệp phát sinh nội bộ khuôn viên cơ sở.
Xem thêm:
Cách quản lý bùn thải nguy hại
Khi bùn thải thuộc CTNH thì được quản lý và kiểm soát theo Thông tư 36/2015/TT-BTNMT. Đặc biệt bùn thải từ HTXLNT khu công nghiệp vì lượng bùn này chứa nhiều kim loại nặng như Cu, Cr, As, Ni, Cd,… được loại bỏ từ nước thải của nhiều lĩnh vực như sản xuất, tái chế, xi mạ. Đối với bùn thải từ HTXLNT sẽ được quản lý như chất thải nguy hại.
Chính vì thế mà nhiều địa phương tập trung quản lý bùn thải nguy hại vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa thực hiện đúng theo Thông tư 36 về quản lý CTNH. Trong trường hợp chủ nguồn thải có khả năng tự quản lý bùn thải theo ngưỡng cho phép thì bùn sau đó sẽ được xử lý như chất thải công nghiệp thông thường.
Trách nhiệm của chủ nguồn thải
– Chủ nguồn thải phải thực hiện đúng quy trình quản lý đúng yêu cầu kỹ thuộc đối với CTNH.
– Phải có khu vực lưu trữ CTNH đáp ứng yêu cầu kỹ thuật.
Tiêu chí khi vận chuyển CTNH
– Chuyển giao cho cá nhân, tổ chức có giấy phép xử lý CTNH hoặc giấy phép quản lý CTNH.
– Khi chủ nguồn thải có nhu cầu xuất khẩu CTNH sang nước ngoài thì phải tuân thủ đúng quy định trong Công ước Basel và kiểm soát vận chuyển xuyên biên giới.
Theo đó, chủ nguồn thải phải có trách nhiệm lập báo cáo quản lý CTNH định kỳ hằng năm (từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12) theo mẫu của Phụ lục 4A của Thông tư. Báo cáo trình nộp lên Sở TNMT trước ngày 31/12.
Và khi nguồn chủ thải phải đăng ký trong số nguồn chủ thải khi tự tái sử dụng, sơ chế, tái chế, xử lý, thu hồi, năng lượng thì cần đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình như Phụ lục 2A.
Truy cập website: moitruongeth.com và liên hệ với chúng tôi để nhận hỗ trợ về các dịch vụ môi trường!
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ETH
Trụ sở: LK512, Ngõ 36, Lê Trọng Tấn, P. La Khê, Quận Hà Đông, Hà Nội
VPGD: Số 25 Phố Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0899.812.999 – Email: moitruongeth@gmail.com