Tùy theo mức độ ô nhiễm mà người ta sẽ có phương pháp và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp. Đặc tính của nước thải là một trong những yêu cầu quan trọng để thiết kế và xây dựng hệ thống hoàn chỉnh. Vậy để quá trình xả thải đạt chuẩn cần lưu ý đến các tiêu chuẩn nước thải nào?
Nhiệt độ nước thải
Tùy theo khối lượng và thành phần nước thải, nhiệt độ là cơ sở quan trọng để tối ưu hóa hệ thống xử lý nước thải. Các dòng nước quá lạnh thường không gây ra vấn đề gì nhưng nước quá ấm lại ảnh hưởng đến giai đoạn xử lý sinh học nên rất dễ làm giảm lượng sinh khối trong nước.
Bên cạnh việc XLNT hiệu quả, người vận hành hệ thống xử lý nước thải phải xem xét đến các tác động từ bên ngoài của dòng thải. Để bảo vệ nguồn VSV trong nước cần xác định chính xác nhiệt độ có trong nước. Các giới hạn nhiệt độ, vấn đề thu hồi năng lượng và mùi hôi rất cần thiết để cải thiện hiệu quả xử lý của hệ thống.
Các dòng chảy trong bể kỵ khí, vi khuẩn thường yêu cầu nhiệt độ tối thiểu cho quá trình trao đổi chất của chúng. Nhưng trong giai đoạn xử lý sinh học, nguồn nước quá ấm, sinh khối sẽ bị hỏng. Lúc này, việc phát sinh mùi sẽ diễn ra thường xuyên hơn. Với lý do này mà các cơ quan quản lý có quy định về nhiệt độ xả thải ra ngoài môi trường.
Xem thêm:
Màu nước thải biểu thị tình trạng của VSV
Quần thể VSV biểu thị hệ thống có hoạt động tốt hay không. Trong quy trình xử lý nước thải, màu nước thải phản ánh rõ tình trạng vi sinh hiện có. Màu nước thải biểu thị các đặc trưng sau:
– Nước thải nổi bọt trắng và ít bùn: biểu thị nồng độ ô nhiễm cao, hàm lượng vi sinh thấp và nồng độ chất hữu cơ cao, thiếu chất dinh dưỡng. Do đó cần giảm lưu lượng nước thải và tăng lượng nước thải đầu vào.
– Nước thải nổi bùn màu đen và bọt màu nâu: vsv bị chết, tiết ra chất nồng với bọt khí hình thành phía trên.
– Nước thải có lớp bọt màu nâu sậm: phản ánh bùn già, nguồn chất dinh dưỡng và vi sinh trong bể hiếu khí thấp vì thế cần tăng lượng bùn thải.
– Nước thải màu nâu đậm: hệ thống đang làm việc ổn định, VSV phát triển tốt vì thế cần duy trì tình trạng này.
Cách loại bỏ chất hữu cơ
Nước thải nhiễm chất hữu cơ khá phổ biến hiện nay với mức độ đặc biệt nghiêm trọng và chưa được cải thiện triệt để. Vấn đề ô nhiễm hữu cơ là nguyên nhân làm phát sinh mùi hôi khó chịu. Trước thực trạng này khiến hầu hết các hệ thống xử lý nước thải tập trung bước đầu còn gặp nhiều lúng túng, chưa thật sự hiệu quả.
Trong khi đó xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp chưa được xử lý đạt yêu cầu nên dễ phát sinh mùi hôi, chủ yếu chứa khí H2S. Loại khí này tiềm ẩn nhiều độc hại như ăn mòn vật liệu, thiết bị và ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe của con người.
Mặc dù các quá trình oxy hóa tiên tiến dựa vào các gốc phản ứng để loại bỏ chất ô nhiễm hữu cơ là lựa chọn hấp dẫn nhất, nhưng năng lượng và hóa chất đầu vào lại là vấn đề hạn chế. Do đó, các doanh nghiệp cần tính toán giải pháp xử lý nước thải nhiễm hữu cơ và mùi hôi bằng các chất oxy hóa khác nhau.
Nước thải từ các quy trình sản xuất và sinh hoạt chứa nhiều chất ô nhiễm. Vì thế người ta thường áp dụng biện pháp màng lọc với hiệu suất giảm 96 – 97% chất thải. Một số giải pháp như lọc nano, thẩm thấu ngược hoặc màng MBR với khả năng loại bỏ chất hữu cơ hòa tan trong nước.
Để nhận thêm tư vấn về tiết kiệm chi phí và xây dựng hệ thống xử lý nước thải, mời quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 0899.812.999 để được tư vấn Miễn phí nhé!
Thông tin liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN MÔI TRƯỜNG ETH
Trụ sở: LK512, Ngõ 36, Lê Trọng Tấn, P. La Khê, Quận Hà Đông, Hà Nội
VPGD: Số 25 Phố Nghĩa Đô, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Hotline: 0899.812.999 – Email: moitruongeth@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/moitruongeth